Microsoft được Gartner xếp vào nhóm Leader về nền tảng bảo vệ điểm cuối
Microsoft được xếp vào nhóm các công ty bảo mật dẫn đầu thị trường trong báo cáo “Magic Quadrant for Endpoint Protection Platforms” của Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Trong báo cáo MQ EPP phát hành tháng 8-2019, Microsoft nằm trong nhóm Leaders Quadrant về khả năng thực thi tốt lẫn tầm nhìn chiến lược đầy đủ trong các nền tảng bảo vệ điểm cuối (Endpoint Protection Platforms, EPP) lẫn bảo mật truy cập đám mây (Cloud Access Security). Báo cáo MQ EPP chia các công ty được xếp hạng thành 4 nhóm Leaders, Challengers, Visionaries, và Niche Players. Nhóm Leaders được mô tả là các nhà cung cấp thể hiện sự tiến bộ và nỗ lực cân bằng và nhất quán trong tất cả các hạng mục thực thi và tầm nhìn, có khả năng rộng rãi trong việc bảo vệ các phần mềm độc hại tiên tiến và khả năng quản lý đã được chứng minh cho các tài khoản doanh nghiệp lớn. Microsoft được xếp vào nhóm Leaders Quadrant với những công ty như CrowdStrike, Symantec, Trend Micro, và Sophos.
Trước đó, vào tháng 7-2019, trong báo cáo “Magic Quadrant for Unified Endpoint Management Tools”, Gartner cũng đã xếp Microsoft ở vị trí hàng đầu trong nhóm Leaders Quadrant về các công cụ quản lý điểm cuối thống nhất (UEM). Microsoft là hãng duy nhất trong nhóm Leaders Quadrant của báo cáo MQ UEM tháng 7-2019 còn giữ được vị trí này trong báo cáo MQ EPP tháng 8-2019.
Theo dự báo mà Gartner đưa ra, vào năm 2025, các giải pháp EPP trên đám mây sẽ tăng từ 20% trong các giao dịch mới lên 95%. Gartner giải thích: Nền tảng bảo vệ điểm cuối (EPP) là một giải pháp được triển khai trên các thiết bị điểm cuối để gia cố điểm cuối, ngăn chặn các phần mềm độc hại và các cuộc tấn công độc hại, cung cấp khả năng điều tra và khắc phục cần thiết để phản ứng linh hoạt với các sự cố bảo mật khi chúng lẩn tránh các điều khiển bảo vệ.
Microsoft từ rất lâu đã nghiêm túc nhấn mạnh vào “nỗi ám ảnh khách hàng” trong mọi giai đoạn của tiến trình phát triển công nghệ của mình. Bây giờ, Microsoft tự đề ra sứ mạng trao quyền cho mọi người trên hành tinh đạt được nhiều thành quả hơn. Và để thực thi sứ mạng đó, Microsoft phải bảo đảm các sản phẩm của mình đạt được những điểm số cao nhất trong ngành. Việc được Gartner xếp vào nhóm Leaders Quadrant trong báo cáo 2019 Gartner EPP Magic Quadrant là một minh chứng.
Trong những năm vừa qua, Microsoft không ngừng phát triển nền tảng an ninh điểm cuối của mình là Microsoft Defender Advanced Threat Protection (ATP) bằng cách tăng cường các tính năng đang có và bổ sung thêm những khả năng mới và có tính sáng tạo. Nền tảng EPP của Microsoft có tính ưu việt nhờ dựa trên sự kết hợp của ưu thế về đám mây (Microsoft Azure), bộ dịch vụ đa chức năng và toàn diện Microsoft 365 và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
Hiện nay, xu hướng bảo vệ hệ thống và bảo mật thông tin là theo mô hình Zero Trust. Đây là mô hình tập trung vào bảo mật dựa trên ý tưởng rằng tổ chức không tin cậy mặc định bất kỳ thứ gì cả từ ngoài lẫn trong nội bộ mạng. Tất cả mọi đối tượng muốn truy cập hệ thống đều phải trải qua xác thực trước khi được cấp quyền truy cập. Và bộ dịch vụ Microsoft 365 có thế giúp các tổ chức tiến hành ngay lập tức các bước để có được khả năng bảo mật Zero Trust.
Điều ấn tượng là Microsoft là hãng duy nhất trong nhóm Leaders Quadrant của báo cáo MQ UEM tháng 7-2019 và MQ EPP tháng 8-2019 của Gartner. Thị trường bảo vệ điểm cuối đang chuyển đổi khi các phương pháp tiếp cận mới thách thức hiện trạng. Và để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các hãng bảo mật đều đang cố gắng nâng cao khả năng của sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu bảo mật của khách hàng.
Microsoft đã được Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới – xếp vào nhóm các công ty bảo mật dẫn đầu thị trường trong bản báo cáo “Magic Quadrant for Endpoint Protection Platforms”. Trong báo cáo MQ EPP phát hành tháng 8-2019, Microsoft nằm trong nhóm Leaders Quadrant về khả năng thực thi tốt lẫn tầm nhìn chiến lược đầy đủ trong các nền tảng bảo vệ điểm cuối (Endpoint Protection Platforms, EPP) lẫn bảo mật truy cập đám mây (Cloud Access Security).

Báo cáo “Magic Quadrant for Endpoint Protection Platforms” tháng 8-2019.
Trước đó, vào tháng 7-2019, trong báo cáo “Magic Quadrant for Unified Endpoint Management Tools”, Gartner cũng đã xếp Microsoft ở vị trí hàng đầu trong nhóm Leaders Quadrant về các công cụ quản lý điểm cuối thống nhất (UEM).

Báo cáo “Magic Quadrant for Unified Endpoint Management Tools” tháng 7-2019.
Trong bản báo cáo Magic Quadrant EPP, Gartner chia các công ty được xếp hạng thành 4 nhóm lần lượt là các nhà lãnh đạo (Leaders), những người thách thức (Challengers), những người nhìn xa trông rộng (Visionaries), và những tay chơi có chỗ đứng (Niche Players). Nhóm Leaders được mô tả là các nhà cung cấp thể hiện sự tiến bộ và nỗ lực cân bằng và nhất quán trong tất cả các hạng mục thực thi và tầm nhìn. Họ có khả năng rộng rãi trong việc bảo vệ các phần mềm độc hại tiên tiến và khả năng quản lý đã được chứng minh cho các tài khoản doanh nghiệp lớn.
Cùng nằm trong nhóm Leaders Quadrant của Gartner trong báo cáo MQ EPP tháng 8-2019, ngoài Microsoft ở vị trí dẫn đầu còn có CrowdStrike, Symantec, Trend Micro, và Sophos. Điều ấn tượng là chỉ có mình Microsoft là hãng duy nhất trong nhóm Leaders Quadrant của báo cáo MQ UEM tháng 7-2019 còn giữ được vị trí này trong báo cáo MQ EPP tháng 8-2019.
Gartner nhận định: Thị trường bảo vệ điểm cuối đang chuyển đổi khi các phương pháp tiếp cận mới thách thức hiện trạng. Gartner đã đánh giá các giải pháp EPP với sự nhấn mạnh vào việc gia cố cho cứng chắc, phát hiện các cuộc tấn công tiên tiến và không có file, và các khả năng phản ứng, ưu tiên các giải pháp phân phối trên nền tảng đám mây cung cấp sự hợp nhất các sản phẩm và dịch vụ.
Theo dự báo mà Gartner đưa ra, vào năm 2025, các giải pháp EPP trên đám mây sẽ tăng từ 20% trong các giao dịch mới lên 95%.
Gartner giải thích: Nền tảng bảo vệ điểm cuối (EPP) là một giải pháp được triển khai trên các thiết bị điểm cuối (tức các thiết bị của người dùng, như máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, thiết bị di động, thiết bị lưu trữ, máy bán hàng,…) để gia cố điểm cuối, ngăn chặn các phần mềm độc hại và các cuộc tấn công độc hại, cung cấp khả năng điều tra và khắc phục cần thiết để phản ứng linh hoạt với các sự cố bảo mật khi chúng lẩn tránh các điều khiển bảo vệ (protection controls). Các giải pháp EPP truyền thống được phân phối thông qua một đại lý khách hàng (client agent) được quản lý bởi một máy chủ quản lý tại chỗ. Các giải pháp hiện đại hơn sử dụng kiến trúc gốc trên đám mây (cloud-native architecture) giúp chuyển đổi việc quản lý và một số khối lượng công việc phân tích và phát hiện sang đám mây.
Hiện nay, xu hướng bảo vệ hệ thống và bảo mật thông tin là theo mô hình Zero Trust. Đây là mô hình tập trung vào bảo mật dựa trên ý tưởng rằng tổ chức không tin cậy mặc định bất kỳ thứ gì cả từ ngoài lẫn trong nội bộ mạng. Tất cả mọi đối tượng muốn truy cập hệ thống đều phải trải qua xác thực trước khi được cấp quyền truy cập. Và bộ dịch vụ Microsoft 365 có thế giúp các tổ chức tiến hành ngay lập tức các bước để có được khả năng bảo mật Zero Trust.
Trong những năm vừa qua, Microsoft không ngừng phát triển nền tảng an ninh điểm cuối của mình là Microsoft Defender Advanced Threat Protection (ATP) bằng cách tăng cường các tính năng đang có và bổ sung thêm những khả năng mới và có tính sáng tạo. Nền tảng EPP của Microsoft có tính ưu việt nhờ dựa trên sự kết hợp của ưu thế về đám mây (Microsoft Azure), bộ dịch vụ đa chức năng và toàn diện Microsoft 365 và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
Microsoft từ rất lâu đã nghiêm túc nhấn mạnh vào “nỗi ám ảnh khách hàng” (customer-obsession) trong mọi giai đoạn của tiến trình phát triển công nghệ của mình. Bây giờ, theo ông Rob Lefferts, Phó Chủ tịch về Microsoft Security, Microsoft tự đề ra sứ mạng trao quyền (empower) cho mọi người trên hành tinh đạt được nhiều thành quả hơn. Và để thực thi sứ mạng đó, Microsoft phải bảo đảm các sản phẩm của mình đạt được những điểm số cao nhất trong ngành. Việc được Gartner xếp vào nhóm Leaders Quadrant trong báo cáo 2019 Gartner EPP Magic Quadrant là một minh chứng.
Microsoft chia sẻ sự tự tin về khả năng của mình có thể cung cấp sự bảo vệ tốt nhất trong ngành và đặc biệt nền tảng của Microsoft có thể học hỏi để cải thiện khả năng bảo vệ ngay khi các kẻ tấn công thay đổi chiến thuật của chúng. Đó chính là mấu chốt của nền tảng bảo vệ đầu cuối mà Microsoft cung cấp ra thị trường.
Ông Rob Lefferts noi rằng: “Khi chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình này và thậm chí bổ sung thêm nhiều khả năng để bảo vệ, phát hiện và ứng phó với bối cảnh mối đe dọa đang phát triển này, chúng tôi hoan nghênh sự phản hồi và hợp tác của khách hàng của mình để chúng tôi có thể tiếp tục cung cấp sự bảo vệ tốt nhất trong ngành.”
Theo xu thế và cũng là yêu cầu thực tế hiện nay, hầu như các hãng bảo mật lớn đều có những giải pháp bảo vệ an ninh điểm cuối. Trong bản báo cáo “Magic Quadrant for Endpoint Protection Platforms” công bố hồi tháng 8-2019, Gartner đã đưa vào bảng “phong thần” của mình những hãng EPP được đánh giá cao. Trong nhóm cao nhất là Leaders Quadrant lần lượt gồm Microsoft ở vị trí dẫn đầu, CrowdStrike, Symantec, Trend Micro, và Sophos. Các tên tuổi khác như ESET, McAfee, Kaspersky, Carbon Black, SentinelOne, BlackBerry Cylance, Bitdefender, FireEye, Cisco, Panda Security, F-Secure, Palo Alto Networks, Check Point Software Technologies, Fortinet, Malwarebytes. Quả là thị trường EPP đầy tiềm năng ngày càng thêm sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn.
PHẠM HỒNG PHƯỚC